Phương Pháp TPR
(Total Physical Response)
Trước đây, bạn cảm thấy vô cùng chán nản khi phải học từ vựng bằng việc chép cả ‘xớ’ từ rồi dịch, rồi chép đi chép lại mà ‘chúng ta vẫn không thuộc về nhau’?
Giờ đây, đừng lo, vì đã có phương pháp TPR. Mang đến cho bạn một trải nghiệm rất khác khi học từ vựng mới.
Phương pháp TPR - Total Physical Response là gì?
TPR, được viết tắt cho cụm Total Physical Response, tạm dịch là ‘Phản xạ cơ thể toàn phần’.
Phương pháp TPR được phát triển bởi Giáo sư James Asher vào những năm 1960, dựa trên quá trình tiếp thu ngôn ngữ mẹ đẻ của trẻ em.
Dễ dàng bắt gặp hình ảnh các bậc cha mẹ dạy con từ, câu từ mới thông qua các hành động cụ thể kèm theo. Cụ thể, một đứa trẻ sẽ được học cụm từ “cảm ơn” kèm với hành động cuối mình tỏ lòng biết ơn.
Dựa vào sự quan sát đó, phương pháp TPR đã giúp người học từ mới cùng với hành động, hình ảnh tương ứng đi kèm nhằm giúp não bộ nhận thức nhanh và nhớ lâu mỗi khi nhắc đến từ, cụm từ đó.
Đây là một phương pháp mang tính sinh động, chủ động hơn so với việc học từ vựng truyền thống thông qua việc liệt kê – ‘listing’ từng từ từ một cách nhàm chán.
Chẳng hạn:
– Khi chúng ta học từ ‘sing’, chúng ta có thể giả bộ ‘nắm chặt tay và để trước miệng, tưởng tượng như đang cầm mic’, cùng phát âm từ và lặp đi lặp lại. Sau đó, chúng ta có thể phát triển từ đơn thành cụm ‘sing a song’, và cả câu ‘I am singing a song.’
Sing -> nắm chặt tay, để trước miệng, nhu cầm mic -> sing a song -> I am singing a song.
Lợi ích của việc học từ vựng thông qua phương pháp TPR?
1. Học từ vựng thú vị hơn
Thay vì học theo cách nhàm chán, ngồi lì một chỗ, và rất thụ động, TPR giúp chúng ta vận động cơ thể, phấn khởi, năng lượng hơn, ‘giãn gân giãn cốt hơn’, và không cảm thấy buồn ngủ như các lớp học theo phương pháp truyền thống.
2. Dễ ghi nhớ từ vựng hơn và nhớ từ lâu hơn
Tại sao không ghi chép gì nhiều mà lại dễ nhớ hơn mà lại nhớ lâu hơn?
Học từ vựng và cấu trúc mới qua phương pháp TPR giúp chúng ta kích thích cả hai bán cầu não: bán cầu não trái và bán cầu não phải.
Chúng ta vừa ghi nhớ từ vựng qua mặt chữ (nhờ vào bán cầu não trái); vừa ghi nhớ thông qua âm thanh, và hoạt động (nhờ vào bán cầu não phải).
Việc lặp đi lặp lại khi vừa phát âm và làm hành động sẽ tạo ấn tượng sâu sắc lên bộ não của chúng ta, giúp ghi nhớ từ vựng lâu hơn.
Nhờ vào việc áp dụng phương pháp TPR, học viên có thể nhớ từ vựng ngay tại lớp. Ngay cả đến các buổi học sau, khi nhắc đến từ nào đó thì hành động, cảm xúc tương ứng với từ xuất hiện ngay trong đầu bạn, cùng với cách phát âm của từ.
3. Dễ dàng liên kết với việc học cụm từ, câu từ hơn
Ngoài việc áp dụng phương pháp TPR để học thêm từ vựng mới, chúng ta có thể mở rộng thêm cụm từ, hay câu nói liên quan đến từ vựng vừa học. Từ đó, chúng ta có thể ‘nạp’ một cấu trúc mới, một câu mới một cách rất tự nhiên và dễ nhớ.
Chẳng hạn:
– Sau khi học từ ‘swim’- làm hành động ‘dang rộng hai cánh tay’, chúng ta liên hệ cụm ‘go swimming’, rồi tiếp tục cấu trúc ‘Let’s + động từ nguyên mẫu’ (Chúng ta hãy……..)
=> Cả lớp vừa nói câu này: ‘Let’s go swimming on Sunday’, vừa dang rộng hai cánh tay.
Đến với Simple English, bạn được học từ vựng qua TPR như thế nào?
– Giáo viên sẽ giới thiệu từ vựng, giải thích nghĩa, và hướng dẫn phát âm đúng dựa trên bảng phiên âm quốc tế IPA.
– Các bạn học viên sẽ lặp lại cùng giáo viên và được giáo viên sửa phát âm.
– Cả lớp cùng nhau gán ghép từ vựng vào hoạt động cơ thể, cảm xúc.
– Cả lớp cùng nhau phát âm to từ và làm hành động. Cứ thế, lặp đi lặp lại, càng lúc càng nhanh. Dần dần, các bạn sẽ nhớ từ một cách rất tự nhiên và thú vị.
– Sau đó, các bạn sẽ được tham gia các hoạt động vừa ôn tập các từ vựng đã học lại vừa vui, thoải mái mà không áp lực.
Ví dụ như Slap the board, Board Race, Pick the flashcards, v.v
Phương pháp TPR đã được đưa vào chương trình dạy giao tiếp ở Simple English.
Sau khi trải nghiệm, các học viên đều cảm thấy phương pháp rất hay, thú vị, và ngay cả những học viên lớn tuổi cũng không còn cảm thấy khó trong việc học từ vựng nữa.