Giữa SAI và KHÔNG BAO GIỜ HẾT SAI, bạn chọn cái nào?

hoc-thu-mien-phi-2

Chào các bạn, đây là chia sẻ nhỏ của cô Vũ Vi – hiện đang là giáo viên tại Simple English – về chuyện nói tiếng Anh.

Khi cô đi dạy, cô thường hỏi các bạn học viên của cô rằng “Sao em không viết ra, sao không nói nhiều lên?”.

Câu trả lời cô nghe nhiều nhất là “Em sợ sai”.

“Em không biết danh từ tính từ động từ chỗ trước chỗ sau để như thế nào”.

Vâng, các học trò bé nhỏ của cô sợ sai.

Ngày xưa cô đi học, có một bạn nói huyên thuyên với thầy nước ngoài, nói cả buổi.

Cô, lúc đó thật xấu tính, bụm miệng cười vì “Ơ hơ nói gì sai ngữ pháp tè le”.

Nhưng rốt cục, cả lớp chỉ mỗi bạn đó dám nói chuyện với thầy, thầy vẫn hiểu, và trả lời bạn ấy một cách rất thân thiện.

Còn cô, nghe thầy nói hiểu, làm bài tập vẫn đúng, nhưng lúc thi nói thì điểm lại thấp tè, vì trước đó cô cũng sợ sai và không thực hành nói nhiều nên dẫn tới việc ngại nói.

Nhìn lại thì, cô xàm!

Đúng là sai thì quê. Nhưng mà cũng đúng là… sai thì chẳng có gì để quê.

Chúng ta đang học ngôn ngữ của những con người cách chúng ta nửa vòng trái đất.

Cô may mắn hơn các bạn, học sớm hơn, thì bây giờ cô hướng dẫn lại các bạn, là như vậy, chuyện bình thường như cân đường hộp sữa.

Cô lúc bắt đầu cũng không giỏi. Không ai lúc bắt đầu làm một chuyện gì đó mà lại giỏi.

Vậy có gì để quê không? Không hề!

Bạn đi, và bạn té, hẳn bạn sẽ quê, nhưng người khác sẽ lại đỡ bạn, chắc chắn!

Ai cười bạn thì họ thật xấu tính.

Rồi bạn lại đi tiếp, từng bước, từng bước, và cứ thế, bước chân của bạn sẽ ngày một vững vàng hơn, sự nỗ lực của bạn sẽ được đền đáp, cách xưng đáng nhất.

Học tiếng Anh là một hành trình dài, có đôi lúc rất nản và chán vì bạn sẽ cảm thấy học mãi mà không tiến bộ.

Nhưng những lúc đó, hãy nhìn lại những mục tiêu mà bạn đã đặt ra cho bản thân, tại sao bạn lại bắt đầu học tiếng Anh, tại sao bạn phải nói được tiếng Anh.

Bạn phải chấp nhận một sự thật phũ phàng là, chắc chắn bạn sẽ sai.

Trẻ con 2 tuổi đang bập bẹ nói tiếng Việt, bạn nghe thử có ngô nghê không?

Nhưng mấy ẻm vẫn nói, và vì vẫn tiếp tục nói (rồi được sửa) rồi lại nói (rồi được sửa) như thế nên bây giờ nè, tất cả chúng ta mới đang nói tiếng Việt với nhau nè.

Nếu bạn đúng thì bạn học chi nữa, đúng không?

Nhưng bạn phải nói để sai thì mới có người sửa, còn bạn không nói, không ai biết sai chỗ nào để mà sửa cho bạn cả.

Vậy các bạn à, giữa nỗi sợ sai và nỗi sợ không bao giờ hết sai, cái nào thật ra đáng sợ hơn?

Điều đó phụ thuộc vào sự lựa chọn của các bạn.

Đăng ký nhận bài viết

Get updates and learn from the best

Test Level Miễn Phí

Mời bạn tham gia test level để được tư vấn lộ trình học hiệu quả, phù hợp dành riêng cho bạn.

Tìm hiểu khóa học
tại Simple English

Lộ trình học rõ ràng | Học thử miễn phí