Hiện tượng nối âm trong tiếng Anh là rất phổ biến. Để nói tiếng Anh một cách trôi chảy và tự nhiên, bạn sẽ cần dành ra nhiều thời gian để luyện tập nối âm đấy nhé!
Ở bài viết trước (click để xem: Các Nguyên Tắc Nối Âm Trong Tiếng Anh), Simple English đã giới thiệu với các bạn bốn nguyên tắc nối âm khi nói tiếng Anh. Ở bài viết này, Simple English sẽ giới thiệu với các bạn những phương pháp tối ưu nhất để luyện tập nối âm nhé!
Mục Lục
Luyện nghe – “tắm” ngôn ngữ
Chắc hẳn rồi. Nói là một kỹ năng Output, do đó, để có thể “xuất ra”, chúng ta cần phải “nạp vào”. Việc luyện nghe nhiều sẽ giúp chúng ta có được Input này.
Vì sao cần phải luyện nghe?
Theo Thuyết Đầu vào (Input Hypothesis) của Krashen, bốn kỹ năng Nghe-Nói-Đọc-Viết được chia ra làm hai loại: Input (đầu vào) và Output (đầu ra). Nghe và Đọc là hai kỹ năng Input, còn Nói và Viết là hai kỹ năng Output.
Với hai kỹ năng Input, việc nghe âm thanh và đọc/nhìn chữ viết/hình ảnh của ngôn ngữ sẽ nạp cho não bộ thông tin (câu, từ, phát âm…). Khi muốn nói hay viết một điều gì, não bộ sẽ tìm kiếm các thông tin phù hợp với ý nghĩa muốn biểu đạt để bắt chước, sau đó xuất ra qua lời nói hoặc chữ viết.
Do vậy, muốn có được Output tốt, chúng ta cần đầu tư thích đáng cho Input.
Tương tự với việc luyện tập nối âm. Khi bạn nghe tiếng Anh nhiều, dần dần bạn sẽ quen với hiện tượng này. Ngay cả khi ban đầu bạn không có chủ đích luyện nối âm, nhưng khi bạn nghe đủ nhiều (cả về lượng và về chất), bạn sẽ có thể nối âm một cách tự nhiên như người bản xứ.
Luyện nghe như thế nào?
Việc luyện nghe có thể bao gồm luyện nghe chủ động và bị động.
Luyện nghe chủ động có nghĩa là bạn nghe một audio tiếng Anh với chủ đích là để luyện tập một kỹ năng nào đó, mà cụ thể ở đây là kỹ năng luyện nối âm. Luyện nghe bị động nghĩa là bạn có thể kết hợp việc nghe tiếng Anh với một công việc khác. Ví dụ, bạn có thể vừa rửa chén, lau nhà, vừa bật một audio tiếng Anh lên để nghe. Lúc này, bạn không cần quá để tâm vào từng từ mà audio nói.
Khi bạn đã có chủ đích luyện tập kỹ năng nối âm, bạn nên sử dụng phương pháp luyện nghe chủ động. Để nguồn Input này được tối ưu, bạn cần chọn các nguồn nghe đáp ứng được các tiêu chí sau:
- Hiểu được 80% nội dung audio. Việc này sẽ giúp bạn không bị nản chí và tiếp thêm động lực để bạn khám phá 20% nội dung còn lại.
- Có nội dung mà bạn thấy hứng thú. Nếu bạn có niềm yêu thích làm đẹp, hãy nghe các audio nói về chủ đề này. Đừng quá ép bản thân phải nghe những vấn đề thiên văn học, khoa học, nếu bạn không thích.
- Nghe với lượng đủ lớn. Nội dung đầu vào cần phải được nạp vào liên tục và lặp đi lặp lại nhiều lần.
Sau đây là một số nguồn nghe uy tín mà Simple English gợi ý cho bạn:
Phương pháp Shadowing
Nói một cách dễ hiểu, khi sử dụng phương pháp này, bạn sẽ “nhại” lại theo giọng của người bản xứ theo nguồn nghe/nguồn video mà bạn chọn, với độ trễ chỉ khoảng 1-2 giây.
Khi “nhại” lại theo người bản xứ với độ trễ cực ngắn, bạn sẽ hình thành được lối phát âm tiếng Anh tốt hơn. Việc luyện tập nối âm, vì thế mà cũng nhận được nhiều ích lợi. Vì sao?
- Người bản xứ phát âm trong audio/video như thế nào, bạn phát âm như vậy. Điều này đảm bảo được cách bạn đang luyện tập nối âm là chuẩn và gần với cách phát âm của người bản xứ.
- Bạn không có thời gian để phân tích ngôn ngữ bạn vừa mới nghe. Điều này giúp cho bạn không bị ngập ngừng khi nói (vì phải “dùng não” quá nhiều). Bạn sẽ chỉ cần tập trung vào việc luyện tập khẩu hình miệng.
- Luyện tập phản xạ.
Nếu kiên trì với phương pháp này, khả năng phát âm tiếng Anh của bạn, bao gồm cả kỹ năng nối âm của bạn, sẽ tiến bộ đáng kể sau khoảng 2 tháng.
Simple English đã có một bài viết về phương pháp này, bạn có thể xem thêm ở đây nhé.
Chúc các bạn luyện nói thật tốt!
Ms Hà – Simple English Teacher